Đôi nét giới thiệu về CỘNG ĐOÀN GIA ĐÌNH CHÚA
Đoàn sủng của cộng đoàn Gia Đình Chúa được bắt nguồn từ:
- An sủng hiệp nhất tuôn trào từ Thiên Chúa Ba Ngôi
“Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài. Sách St 2,23 cho thấy gia đình nhân loại đầu tiên đã sống trong tình yêu thương hiệp nhất với nhau: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. Mặc dù con người sa ngã, Thiên Chúa vẫn hằng yêu thương và đồng hành với gia đình nhân loại. Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa không ngừng quan phòng, mời gọi, dẫn dắt muôn loài thọ tạo hướng đến cùng đích duy nhất: chính Ngài.
- Huấn lệnh của Chúa Giêsu
“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai lắng nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”(Lc 8,21).
- Gương mẫu Thánh Gia
Thánh Gia – Thánh Giuse, Mẹ Maria, Đức Giêsu - đã sống tinh thần khó nghèo, khiêm hạ; luôn cầu nguyện, tin cậy, phó thác hoàn toàn trong tay Chúa quan phòng; luôn lắng nghe, nhận biết ý Thiên Chúa, suy niệm trong lòng và thực hành theo ý Ngài.
“Nơi gia đình ấy, do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã sống ẩn dật nhiều năm tháng. Thế nên gia đình ấy là nguyên mẫu và là tấm gương cho mọi gia đình Kitô hữu” (Đức Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, số 86).
Trước lúc sinh thì, Chúa Giêsu đã đặt nhân loại trong tay Mẹ Maria: “Này là con của Bà”, và ban tặng người Mẹ dấu yêu cho nhân loại: “Đây là Mẹ của anh” (x. Ga 19,27). Bởi thế, mọi người đều cùng có một người Mẹ trần thế thiêng liêng. Mẹ nhân loại vẫn hằng dâng các con cái của Mẹ cho Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh Thần, các con của Mẹ được hiệp nhất với Chúa Giêsu, được thân thưa với Thiên Chúa là Cha: “Lạy Cha chúng con…” (Kinh Lạy Cha).
- Lời mời gọi của Hội Thánh
“Lấy tình Cha săn sóc mọi người, Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ” (CĐ VTC II, MV, số 24)
- Truyền thống của dân tộc.
Tục ngữ Việt nam có câu “Thương người như thể thương thân”. Vì cùng được sinh ra từ một “bọc trứng”, mọi người dân Việt đều coi nhau như anh chị em một nhà, cư xử với nhau trong tình đồng bào.Văn hóa gia đình truyền thống của người Việt có tính kết cấu bền vững và thiêng liêng. Nét văn hóa này đã in sâu, thấm đẫm trong tâm thức của từng người dân Việt.
II. LINH ĐẠO
Cộng đoàn Gia Đình Chúa là cộng đoàn thể hiện lối sống đạo và loan báo Tin Mừng nơi mỗi gia đình, nơi từng nhóm nhỏ – mỗi nhóm nhỏ được gọi là “Gia đình thiêng liêng”. Các Gia đình thiêng liêng liên kết hiệp nhất với nhau trong cùng một mục đích, một đời sống linh đạo Gia Đình Chúa.
Mục đích:
“NÊN THÁNH QUA ƠN GỌI GIA ĐÌNH”
Đường hướng thiêng liêng (Linh đạo)
“SỐNG VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC SỐNG VỚI CHÚA LÀ CHA, VỚI NHAU VÀ VỚI MỌI NGƯỜI LÀ ANH CHỊ EM CON CHA TRÊN TRỜI, THEO TIN MỪNG CỦA ĐỨC GIÊSU KITÔ”.
Nền tảng của đời sống linh đạo:
IV. TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG
* Phương thức tổ chức
Cùng với Cha linh hướng, Ban Phục Vụ cộng đoàn Gia Đình Chúa - anh chị em Vị Tha, Bác Ai, Từ Bi - luôn củng cố và phát triển cộng đoàn Gia Đình Chúa ở các nơi được giáo quyền sở tại cho phép và hỗ trợ: liên kết các gia đình Kitô hữu thành những nhóm nhỏ, sống Tình Gia Đình Chúa; cùng giúp nhau sống linh đạo Gia Đình Chúa noi theo gương chứng nhân của Cộng đoàn tiên khởi (x. Cv 2,42-46) để thánh hóa bản thân và canh tân đời sống gia đình ruột thịt. Phương thức thực hiện:
- Xây dựng và phát triển Cộng đoàn Gia Đình Chúa trên các Giáo phận: liên kết từ 10-12 hộ gia đình Kitô hữu (cặp vợ chồng) thành một cộng đoàn Gia Đình Chúa cơ bản.
- Con cháu của các anh chị em trong Gia Đình Chúa cũng được liên kết với nhau thành các Gia đình thiêng liêng trẻ.
- Ngoài ra còn có các cháu mồ côi, những người khuyết tật theo hoàn cảnh riêng cũng được liên kết, sống thành Gia đình thiêng liêng. Họ tự vươn lên khẳng định chính mình và giúp nhau sống Tin Mừng.
Hiện cộng đoàn Gia Đình Chúa có khoảng 1.100 thành viên sinh hoạt ở các giáo phận : TP.HCM, Đà lạt, Xuân lộc,Bà rịa,Phan thiết.
* Hoạt động
Để có sự gắn bó mật thiết giữa Gia đình ruột thịt và Gia đình thiêng liêng, các buổi sinh hoạt cầu nguyện thường được tổ chức luân phiên tại tư gia của mỗi thành viên trong Gia đình thiêng liêng. Việc thăm viếng gia đình ruột thịt của nhau là một hoạt động thiết yếu của Cộng đoàn Gia Đình Chúa. Qua việc thăm viếng, chia sẻ đời sống tinh thần ,vật chất cho nhau, mỗi người sẽ dần cảm nhận được gia đình ruột thịt của người khác cũng chính là gia đình ruột thịt thiêng liêng của mình.
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần - kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và hiệp thông với nhau - Ban Phục Vụ cộng đoàn Gia Đình Chúa hằng năm tổ chức:
* Các hoạt động khác
* Dự phóng tương lai
- Nâng cao đời sống cầu nguyện: Ở lại với Chúa Giêsu, kết hợp mật thiết với Người, để Người sai đi sống chứng nhân Tin Mừng (x. Mc 3,14).
- Chú tâm vào việc mục vụ cho các gia đình trẻ: Trong hoàn cảnh hiện nay, ngày càng có nhiều cám dỗ, cạm bẫy làm phương hại đến giá trị luân lý gia đình, làm tổn thương đời sống hiệp nhất tự nhiên và siêu nhiên trong gia đình, thì việc mục vụ gia đình của Hội Thánh ngày càng trở nên khẩn thiết hơn, ưu tiên hơn, “vì chắc chắn trong tương lai, việc loan báo Tin mừng phần lớn tuỳ thuộc nơi Hội Thánh tại gia đình”. ( Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Đại Hội Giám Mục nam Mỹ, khoá 3, ngày 28-1-1979; x. FC, 65).
- Dấn thân mục vụ Gia Đình Chúa tại các vùng sâu, vùng xa. (2 giáo điểm thuộc địa phận Phan thiết)
* Cộng đoàn Gia Đình Chúa được Giáo Hội Việt Nam chính thức công nhận